Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho hay họ có thể đoán biết được trạng thái tâm lý của một người thông qua việc sử dụng Facebook của họ. Ví dụ, người hướng ngoại thường đăng về những hoạt động xã hội và cuộc sống hàng ngày; người thiếu tự tin hơn có xu thế đăng tải thường xuyên về sự lãng mạn của nửa kia, người tinh thần bất an hay dùng Facebook để được tán thưởng và sự quan tâm chú ý của người khác; còn người yêu bản thân lại hay dùng Facebook để khoe thành tích,…
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những người đăng rất nhiều ảnh selfie (tự chụp) thường là tự yêu bản thân thái quá và tinh thần bất an hơn; còn những người chỉnh sửa nhiều ảnh của họ bằng kỹ thuật thì có thể là thiếu tự tin.
Hay như nghiên cứu dưới đây chỉ ra rằng những gì một người đăng tải trên Facebook cũng như các mạng xã hội khác, có thể tiết lộ họ là ai và những trạng thái tâm lý cũng như mối quan hệ của họ với nửa kia đang như thế nào.
Những tấm hình trong hồ sơ (profile) của họ thường mỉm cười với nhau, các dòng trạng thái (status) của họ thường là những câu nói vui vẻ hoặc họ đang có được mối quan hệ đáng mơ ước. Nhưng khi bạn thực sự dành thời gian trực tiếp bên họ, bạn sẽ tự hỏi tại sao họ lại có thể ở cùng nhau.
Không giống như phía mặt mà họ để cho mọi người thấy, phía sau cánh cửa đóng kín kia là một cặp đôi luôn cãi vã về mọi thứ, từ việc vặt trong nhà đến vấn đề tiền nong, và dường như họ lúc nào cũng chuẩn bị đường ai nấy đi.
Vấn đề là, các cặp vợ chồng thực sự hạnh phúc sẽ không phải khoe khoang về nó. Trên thực tế, họ hầu như không bao giờ đề cập về mối quan hệ của họ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Dưới đây là 8 lý do tại sao cặp đôi hạnh phúc ít khi đăng tải về tình trạng mối quan hệ của họ trên mạng xã hội, hay nói cách khác những người đăng tải quá nhiều có thể không thực sự có được mối quan hệ tốt đẹp như những gì họ nói.
1. Họ tìm kiếm sự tin tưởng của người khác để tự thuyết phục bản thân mình
Khi cặp đôi liên tục đăng những nội dung bông đùa nhau, bày tỏ tình cảm của họ, hoặc chia sẻ những tấm hình chụp hai người đang cùng nhau vui đùa và các cử chỉ lãng mạn, thì đó dường như chỉ là một “mánh khóe” để họ khiến mọi người tin rằng họ đang có một mối quan hệ tốt đẹp và hạnh phúc. Nhưng nó thực sự chỉ là cách để họ tự dối lòng, để họ tự thuyết phục bản thân rằng họ đang hạnh phúc và có một mối quan hệ rất tốt đẹp.
Nhà tình dục học Nikki Goldstein nói với tờ Mail Online: “Thông thường những người đăng tải nhiều nhất là những người đang tìm kiếm xác nhận cho mối quan hệ của họ từ những người khác trên phương tiện truyền thông xã hội.
“Những lượt thích (like) và nhận xét (comment) có thể có giá trị cao đến nỗi khi ai đó thực sự gặp khó khăn, thì đó là nơi mà nâng đỡ họ dậy, nó là những lời mà người khác nói về nó (những gì họ đăng tải), chứ không phải là một ai đó phải thực hiện cử chỉ nào đó.”
2. Những người đăng tải thường xuyên trên mạng xã hội có nhiều khả năng bị hội chứng ‘thái nhân cách’ và ‘yêu bản thân thái quá’ hơn những người khác
Một cuộc khảo sát 800 người ở độ tuổi từ 18 đến 40 cho thấy rằng “hội chứng thái nhân cách và yêu bản thân thái quá có thể dự đoán được thông qua số lượng bài tự đăng tải, còn người quá yêu bản thân (narcissism) và sự khách thể hóa bản thân (self-objectification) được đự đoán qua sự tự chỉnh sửa hình ảnh của mình để đăng”trên các mạng truyền thông xã hội.
Một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng việc đăng tải (post), gắn thẻ (tag) và bình luận (comment) trên Facebook thường liên quan tới chứng người quá yêu bản thân ở cả nam lẫn nữ giới.
Nói tóm lại, thường xuyên bạn đăng bài hoặc tham gia vào các phương tiện truyền thông xã hội, bạn càng có nhiều khả năng là một hoặc là bị thái nhân cách, hoặc quá yêu bản thân, hoặc là cả hai.
3. Khi bạn hạnh phúc, bạn sẽ không bị phân tâm bởi truyền thông xã hội
Điều này là khẳng định. Các cặp đôi hạnh phúc dành thời gian để tận hưởng cuộc sống vui vẻ bên nhau. Điều này có nghĩa là họ sẽ không rảnh để tạm xa người kia mà đăng một dòng trạng thái hoặc vài bức ảnh selfie.
Đó là lý do tại sao bạn sẽ thường chỉ nhìn thấy cặp đôi này đăng một vài bức ảnh chụp họ trong chuyến đi gần đây sau khi họ về nhà. Họ dành hết thời gian vui vẻ bên nhau mà không rảnh rỗi để đăng ảnh.
4. Các cặp đôi hay đăng tải về nửa kia lên mạng xã hội có xu hướng tan vỡ cao
Sau khi khảo sát hơn 100 cặp đôi, các nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern đã phát hiện ra những người thường xuyên đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội về nửa kia của họ cho thấy họ đang cảm thấy mối quan hệ của họ có nguy cơ tan vỡ cao.
5. Khi xảy ra mâu thuẫn, tình trạng các cặp đôi sẽ ổn hơn khi họ tranh luận “ngoại tuyến”
Có bao giờ bạn có mặt khi một cặp đôi đang tranh cãi nảy lửa? Nó thật rắc rối đúng không. Bạn tưởng tượng sẽ ra sao khi các cặp đôi trên toàn thế giới đều đăng tải hết những cuộc cãi lộn của họ trên Facebook, Twitter, Instagram hoặc YouTube?
Một lời khuyên là thay vì quay phim và đăng tải một video chứa đầy sự tức giận và bất bình lên Facebook hay mạng xã hội khác, hãy thảo luận riêng giữa hai người. Đâu cần phải để cho tất cả bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, thậm chí là khách hàng của bạn biết về chuyện riêng của mình.
6. Những người thường xuyên đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội thông qua mối quan hệ để hạnh phúc
Các nhà nghiên cứu của Đại học Albright gọi điều này là Relationship Contingent Self-Esteem – RCSE (Lòng tự trọng dựa vào mối quan hệ). RCSE được miêu tả là “một dạng thức yếu kém của lòng tự trọng, nó phụ thuộc vào sự diễn biến của các mối quan hệ”. Những người này họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để khoe khoang về mối quan hệ của họ, làm cho người khác ghen tị, hoặc thậm chí là ‘do thám’ động thái của nửa kia.
“Các kết quả này cho thấy những người có mức RCSE cao cảm thấy cần phải chứng tỏ cho người khác, nửa kia của mình và có lẽ cả chính họ rằng mối quan hệ của họ là “OK”, và do đó họ vẫn ổn”, giáo sư Gwendolyn Seidman của Albright nói.
7. Cặp đôi hạnh phúc không cần phải chứng minh với người khác
Những cặp đôi thực sự hạnh phúc không cần sự xác nhận từ phương tiện truyền thông xã hội để chứng minh họ đang hạnh phúc ra sao. Họ không cần phải khoe ra để khiến ai đó phải ganh tỵ, hoặc họ thấy rằng việc được bạn theo dõi về tình trạng của họ không quan trọng. Họ đang rất gắn bó và đại ý là mối quan hệ của họ không có gì cần phải mang ra thổ lộ với người khác.
8. Người “không Facebook” hạnh phúc hơn
Viện Nghiên cứu Hạnh phúc Đan Mạch (Denmark’s Happiness Research Institute) muốn biết điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người không dùng Facebook trong một tuần. Vì vậy, họ tiến hành một cuộc thử nghiệm với 1.095 người.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Sau một tuần không dùng Facebook, nhóm xử lý kết quả báo cáo mức độ hài lòng cuộc sống cao hơn đáng kể.”
Trước khi thử nghiệm, các tình nguyện viên được yêu cầu đánh giá cuộc sống của họ trên thang điểm 1-10, với 10 là hạnh phúc nhất. Nhóm “không Facebook” có mức thỏa mãn cuộc sống tăng từ trung bình từ 7,75/10 lên 8,12/10, trong khi nhóm sử dụng Facebook thực sự giảm từ 7,67/10 xuống còn 7,56/10.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng người sử dụng Facebook thường xuyên có những cảm giác tiêu cực cao hơn so với nhóm còn lại, cụ thể tức giận (20% so với 12%), trầm cảm (33% so với 22%) và lo lắng (54% so với 41%).
Lời kết
Trên thực thế, có thể tất cả những gì mà các nhà nghiên cứu đề cập ở trên không phải quá nghiêm trọng. Điều quan trọng là bạn nghĩ gì và cảm nhận ra sao. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu và lời nhận xét của các chuyên gia cũng đáng để bạn cân nhắc. Và nếu bạn cảm thấy bạn hay nửa kia của bạn có vấn đề với Facebook nói riêng hay mạng xã hội nói chung, thì bạn nên đọc bài viết này kỹ hơn và suy xét về nó nhiều hơn.
0 Nhận xét